Cách vào BIOS/UEFI, Menu BOOT và Recovery đã không còn quá xa lạ đối với kỹ thuật viên và những ai thích vọc vạch mày mò máy tính.

Thông thường, từ khi bạn nhấn nút nguồn máy tính xong, khoảng từ 1-3 giây trên màn hình sẽ xuất hiện logo của hãng máy tính hoặc Mainboard. Và bên dưới cùng của màn hình sẽ có xuất hiện các dòng chữ chú thích các phím tắt nào để vào từng chế độ Menu BOOT, BIOS/UEFI hoặc Recovery. Tương tự như một số hình bên dưới.

Giao diện hướng dẫn cách vào bios foxconn
Màn hình khởi động của FOXCONN có phím truy cập Menu BOOT (phím ESC) và BIOS (phím DEL)
Giao diện hướng dẫn cách vào bios dell
Màn hình khởi động của DELL có phím truy cập Menu BOOT (phím F12) và BIOS (phím F2)
Màn hình khởi động của LENOVO có phím truy cập Menu BOOT (phím F12) và BIOS (phím F2)

Màn hình khởi động của LENOVO có phím truy cập Menu BOOT (phím F12) và BIOS (phím F2)

Tuy nhiên, từng dòng máy của từng hãng sẽ có những phím để vào những chế độ này riêng. Bạn có thể tham khảo theo danh sách bên dưới nhé.

Phím tắt vào Menu BOOT, BIOS của các hãng máy tính Laptop

Cách vào BIOS Asus và Menu BOOT, :

  • Truy cập vào BIOS Asus nhấn phím ESC.
  • Truy cập vào BOOT MENU nhấn phím F2.

Cách vào BIOS Acer và Menu BOOT:

  • Truy cập vào BIOS Acer nhấn phím F2.
  • Truy cập vào Menu BOOT nhấn phím F12.

Mặc định Menu BOOT trên các dòng laptop Acer sẽ bị vô hiệu hóa, bạn phải nhấn F2 để truy cập vào Menu BIOS, sau đó kích hoạt phím tắt F12 Menu BOOT.

Cách vào BIOS Dell và Menu BOOT:

  • Truy cập vào BIOS Dell nhấn phím F2.
  • Truy cập vào BOOT MENU nhấn phím F12.
  • Truy cập vào Recovery nhấn phím F8 rồi chọn Repair your Computer.

Cách vào BIOS Hp (Compaq) và Menu BOOT:

  • Truy cập vào BIOS Hp nhấn phím F10.
  • Truy cập vào BOOT MENU nhấn phím F9.
  • Truy cập vào Recovery nhấn phím F11.

Cách vào BIOS Lenovo/Thinkpad và Menu BOOT:

  • Truy cập vào BIOS Lenovo nhấn phím F1.
  • Để truy cập vào BOOT MENU nhấn phím F12.
  • Truy cập vào Recovery nhấn phím ThinkVantage.

Cách vào BIOS MSI và Menu BOOT:

  • Phím Tắt Vào BIOS MSI: Nhấn DEL (Delete).
  • Phím Tắt Vào Boot Option: F11.

Cách vào BIOS Sony và Menu BOOT:

  • Truy cập vào BIOS Sony nhấn phím F2.
  • Truy cập vào Recovery nhấn phím F10.

Cách vào BIOS Toshiba và Menu BOOT:

  • Nhấn liên tục ESC rồi F1 hoặc là F2 tùy từng dòng máy.

Cách vào BIOS Fujitsu và Menu BOOT:

  • Truy cập vào BIOS Fujitsu nhấn phím F2.
  • Truy cập vào BOOT MENU nhấn phím F12.

Cách vào BIOS Samsung và Menu BOOT:

  • Truy cập vào BIOS Samsung nhấn phím ESC.
  • Truy cập vào BOOT MENU nhấn phím F2.
Một số dòng laptop đặc biệt (số ít) của các hãng sẽ có cách vào menu BIOS, BOOT khác so với hướng dẫn trên. Thông thường cách truy cập vào nằm trên dãy phím F2 đến F12, phím ESC, DEL, bạn có thể thử lần lượt từng phím để vào đúng chế độ mình cần nhé! Nếu vẫn không được, nhờ bác Google theo cú pháp “menu boot ”.

Phím tắt vào Menu BOOT, BIOS của các hãng Mainboard

Menu BOOT, BIOS của hãng mainboard Asrock:

  • Truy cập vào BIOS Asrock nhấn phím F2.
  • Truy cập vào BOOT MENU nhấn phím F11.

Menu BOOT, BIOS của hãng mainboard Asus:

  • Truy cập vào BIOS Asus nhấn phím phổ biến là Del, ngoài ra còn có phím Print hoặc phím F10, F9.
  • Truy cập vào BOOT MENU nhấn phím ESC hoặc phím F8.

Menu BOOT, BIOS của hãng mainboard Gigabyte:

  • Truy cập vào BIOS Gigabyte nhấn phím Del.
  • Truy cập vào BOOT MENU nhấn phím F12.

Menu BOOT, BIOS của hãng mainboard Foxconn:

  • Truy cập vào BIOS Foxconn nhấn phím Del.
  • Truy cập vào BOOT MENU nhấn phím ESC.

Menu BOOT, BIOS của hãng mainboard Intel:

  • Truy cập vào BIOS Intel nhấn phím F2.
  • Truy cập vào BOOT MENU nhấn phím F10.

Cách khác để vào BIOS (UEFI Firmware Settings) của máy tính sử dụng UEFI

Một số máy tính sử dụng UEFI còn có thiết lập BIOS (UEFI Firmware Settings) trong Advanced Options. Bạn có thể vào BIOS máy tính UEFI bằng cách sau:
  • Nhấn Giữ phím SHIFT khi bấm Restart  máy tính. Màn hình Chose an Options hiện lên thì chọn Troubleshoot > Advanced Options.
  • Chọn tiếp UEFI Firmware Settings như hình dưới để vào BIOS.
Cách vào BIOS (UEFI Firmware Settings)

Tổng kết

Như vậy, TekDT đã tổng hợp các phím tắt truy cập vào Menu BOOT hoặc BIOS/UEFI để hỗ trợ lựa chọn USB cài win tự động của TekDT. Nhưng vẫn có một lưu ý nhỏ là một số (lượng nhỏ) dòng máy tính, các phím F1 -> F12 là các phím multimedia, nên phải kết hợp nhấn giữ phím Fn nữa.
Việc vào BIOS Asus, vào BIOS Acer, vào BIOS Dell, vào BIOS Hp, vào BIOS Lenovo, vào BIOS MSI, vào BIOS Sony, vào BIOS Fujitsu, vào BIOS Samsung là điều rất cần thiết, không những bạn có thể cài lại win mà còn nhiều thiết lập nâng cao hơn nữa, hãy tự khám phá nhé!


0 Comments

Bình luận